Vì hệ miễn dịch còn non yếu, trẻ nhỏ thường dễ bị các bệnh tấn công. Cha mẹ luôn mong muốn con mình khỏe mạnh, do đó việc tăng cường sức đề kháng là điều vô cùng cần thiết. Để làm được điều này, việc đầu tiên là phát hiện sớm những dấu hiệu cho thấy bé đang có sức đề kháng kém. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bố mẹ những thông tin hữu ích về vấn đề này.
1. Tầm quan trọng của sức đề kháng đối với bé
Sức đề kháng là nền tảng cho sự phát triển toàn diện của bé. Bé có sức đề kháng tốt sẽ lớn lên khỏe mạnh, năng động và học tập hiệu quả hơn. Ngược lại, nếu sức đề kháng kém, bé sẽ thường xuyên ốm vặt, ảnh hưởng đến quá trình phát triển thể chất và tinh thần.
2. Dấu hiệu trẻ đề kháng kém
Có nhiều dấu hiệu giúp bố mẹ nhận biết trẻ đề kháng kém, dưới đây là các dấu hiệu đặc trưng giúp bố mẹ có thể nhận biết được bé nhà mình có bị đề kháng kém không?
2.1. Trẻ hay ốm vặt
Khi các bé sinh ra sẽ nhận được một lượng lớn kháng thể từ sữa mẹ. Phải đến khi trưởng thành thì hệ thống miễn dịch của bé mới phát triển hoàn chỉnh. Do đó có thể hiểu rằng trẻ em em vô cùng nhạy cảm với môi trường bên ngoài.
Trẻ hay ốm vặt là dấu hiệu điển hình khi bé bị suy giảm sức đề kháng
Những bé có sức đề kháng kém thì khả năng chống lại các tác nhân bên ngoài xâm nhập vào cơ thể sẽ kém hơn, do đó dễ bị ốm vặt hơn so với các bé cùng trang lứa. Hệ miễn dịch càng kém thì số lần bé bị ốm càng nhiều. Trẻ có xu hướng rất dễ mắc các bệnh đường hô hấp như ho, sốt, sổ mũi, viêm họng… Nghiêm trọng hơn là bé có nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn nguy hiểm như bạch hầu, ho gà, uốn ván, sốt xuất huyết,… Khi bé mắc các bệnh này thì chứng tỏ rằng bé có sức đề kháng kém mẹ cần chú ý ngay.
2.2. Trẻ đi tiểu ít và lượng nước tiểu cũng ít
Mọi người đều biết rằng cơ thể chúng ta có chứa khoảng 70% là nước, cả trẻ em cũng như người lớn đều như vậy. Nước có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất cũng như điều hoà việc hấp thu các chất dinh dưỡng, sản xuất năng lượng của cơ thể.
Với đối tượng trẻ em thì càng không thể thiếu nước bởi vì nó giúp bé thúc đẩy quá trình hấp thu chất dinh dưỡng cho bé cũng như hỗ trợ việc loại bỏ các chất độc hại ra khỏi cơ thể.
Khi bé mất nước cơ thể sẽ suy nhược và xuất hiện một số dấu hiệu sau:
Da khô, số lần đi tiểu ít và lượng nước tiểu cũng ít, tình trạng viêm mạc lưỡi, khi khóc không có nước mắt, mắc trũng,.…
2.3. Trẻ biếng ăn, chán ăn
Ăn uống là một bản năng vốn có của con người giúp bổ sung dinh dưỡng và năng lượng cho bé hoạt động cũng như lớn khôn. Nếu một đứa trẻ có sức đề kháng kém thì chúng thường dễ ốm, mệt mỏi dẫn đến chán ăn.
Do đó khi thấy con mình có biểu hiện chán ăn biếng ăn thì cần theo dõi quan tâm bé nhiều hơn để tìm ra cách giải quyết phù hợp.
2.4. Tiêu hoá kém
Tiêu hoá kém là một trong những dấu hiệu điển hình thường gặp khi bé có sức đề kháng kém. Các triệu chứng rối loạn tiêu hoá bé thường gặp phải là đi ngoài phân sống, tiêu chảy,… Tình trạng này kéo dài trong một thời gian dài sẽ khiến cho trẻ bị suy dinh dưỡng, còi cọc và chậm phát triển,..
Các hoạt động về thể chất cũng như tinh thần của bé bị ảnh hưởng, trẻ có xu hướng chậm chạp hơn, không thích thú khi tham gia các trò chơi.
2.5. Trẻ thèm ngọt
Đây là một dấu hiệu mà các mẹ cần chú ý, khi bị suy giảm sức đề kháng thì bé thường bị cảm giác thèm đường. Nếu tình trạng này kéo dài và bé lạm dụng quá nhiều chất ngọt sẽ dẫn đến nguy cơ bé dễ bị béo phì, tiểu đường,… sẽ làm cho sức đề kháng của bé càng yếu đi.
2.6. Vết thương khó lành
Theo các chuyên gia y tế thì thời gian các bé lành vết thương có liên quan trực tiếp đến tình trạng hệ thống miễn dịch của bé. Nếu vết thương của các bé thường có xu hướng lâu lành thì đây chính là dấu hiệu cho thấy bé có sức đề kháng kém.
2.7. Khả năng chịu đựng của bé kém hơn
Khi bé tham gia các hoạt động thể thao, vận động, vui chơi chạy nhảy bé sẽ dễ mệt mỏi hơn, không có sức bền, cảm giác cơ thể uể oải, không hứng thú.
Sức đề kháng kém khiến trẻ hay uể oải và mệt mỏi
Trạng thái tinh thần thường xuyên mệt mỏi, đờ đẫn, buồn ngủ chính,.. chính là những dấu hiệu nói rằng bé có sức đề kháng kém.
3. Một số biện pháp tăng sức đề kháng cho trẻ
Khi bé xuất hiện các dấu hiệu đề kháng kém như trên thì việc mẹ cần làm lúc này là tìm cách tăng cường sức đề kháng cho bé ngay lập tức. Dưới đây là những cách tăng đề kháng cho bé bố mẹ có thể tham khảo:
-
Chế độ dinh dưỡng đa dạng, cân đối, bổ sung nhiều rau xanh
-
Tăng cường ăn trái cây, đặc biệt là trái cây nhiều vitamin C
-
Cho bé vận động, tập thể dục thường xuyên
-
Bổ sung các thực phẩm có chứa vitamin A, sắt, kẽm,…
-
Tiêm phòng cho trẻ đầy đủ.
-
Chú ý giấc ngủ cho bé, giúp bé ngủ ngon và sâu giấc hơn
Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn các dấu hiệu trẻ đề kháng kém nhờ đó giúp bố mẹ phát hiện và có các biện pháp điều chỉnh ngay. Việc tăng sức đề kháng rất quan trọng đối với sự phát triển khoẻ mạnh của bé, do đó bố mẹ cần chú ý.